DỊCH VỤ
Ngày nay, NAS và các thiết bị lưu trữ SAN là một sự lựa chọn lưu trữ rất phổ biến cho doanh nghiệp. SAN thường đươc các doanh nghiệp lớn lựa chọn sử dụng, còn các doanh nghiệp nhỏ và người dùng gia đình sử dụng NAS bởi nhu cầu lưu trữ và truy cập tập trung với số lượng lớn.
NAS là từ viết tắt của Network Attached Storage, dịch tạm tiếng Việt là thiết bị lưu trữ gắn vào mạng, được hiểu như hệ thống Server thu nhỏ, có hệ điều hành chạy riêng có Chip, RAM, có các khay để lắp ổ cứng, các ổ cứng được cấu hình Raid với nhau (Raid0, Raid1, Raid5, Raid6, Raid10). Nhiệm vụ chính của NAS là tập trung hóa toàn bộ dữ liệu của người dùng cho dễ quản lý. NAS thường được sử dụng để lưu trữ, chia sẻ file và đặc biệt là streaming các dữ liệu đa phương tiện trong thời gian gần. Với các hệ thống NAS thì bạn có đi ra khỏi nhà, văn phòng vẫn truy cập được dữ liệu ở nhà một cách dễ dàng.
Bài viết bạn nên xem: phục hồi dữ liệu máy chủ, nas, san khó khăn như thế nào?
Hệ thống NAS/SAN sử dụng RAID và nhiều ổ cứng để tạo thành không gian lưu trữ dữ liệu. Do đó, khi hệ thống Raid bị lỗi, sẽ ảnh hưởng đến hệ thống lưu trữ NAS và do đó, NAS bị mất dữ liệu. Bên cạnh đó, phần mềm của hệ thống NAS/SAN thường kéo dài đến hàng trăm megabyte và lên tới vài gigabyte dữ liệu. Việc quản lý Raid, kiểm soát phân phối, và thực hiện các giao thức (ví dụ như windows, SMB, AppleTalk, NFS…) được tích hợp chung lại nên dẫn đến phần mềm bị lỗi.
Ghi đè lưu trữ cấu hình
Tăng dung lượng đột ngột NAS/SAN
Xây dựng lại hệ thống RAID
Một hoặc nhiều đĩa cứng bị hỏng
Virus tấn công hệ thống
Tình cờ xóa hoặc format phân vùng NAS/SAN
Phát sinh lỗi hệ thống tập tin trong quá trình sử dụng NAS/SAN
NAS và SAN là hệ thống khá phức tạp, bạn có thể tự tải các phần mềm được giới thiệu để rebuild lại Raid nhưng cách này khá nguy hiểm, tỉ lệ thành công không cao và dễ dẫn đến việc mất dữ liệu vĩnh viễn. Do đó, phương án tối ưu là các bạn hãy tìm đến sự trợ giúp của các đơn vị cứu dữ liệu NAS/SAN uy tín để được các chuyên gia tư vấn và hướng dẫn.
Bước 1: Kiểm tra đánh giá mức độ của thiệt hại của thiết bị:
* Nếu không có thiệt hại về vật lý (ổ cứng lỗi, NAS hư, hỏng frimware) thì có thể xử lý trực tiếp trên Nas/San.
* Nếu thiết bị thiệt hại về vật lý, cần rút tất cả ổ cứng ra ngoài và tiến hành tới bước tiếp theo
Bước 2: Kết nối từng đĩa cứng tới máy chuyên dụng để kiểm tra. Võ Nguyễn sử dụng PC3000 Portable III chuẩn Sata và PC3000 SAS cho chuẩn SAS
Bước 3: Thông báo cho khách hàng về: Chi phí, tỉ lệ thành công và thời gian hoàn thành
Bước 4: Tiến hành tạo image cho từng đĩa cứng bằng PC3000
Bước 5: Phân tích mã nhị phân bằng phần mềm WINHEX chuyên dụng
Bước 6: Tạo Raid ảo, thêm thông số tìm được sau khi phân tích mã nhị phân
Bước 7: Lưu dữ liệu đã nhìn thấy, khách hàng check dữ liệu của mình khi lưu hoàn thành.
Bạn có thể tham khảo một vài trường hợp của chúng tôi, kỹ sư phân tích mã nhị phân để tìm cấu hình Raid Video phân tích cứu dữ liệu máy chủ HP từ xa cho khách hàng Kenya
Công ty Võ Nguyễn tôn trọng các giá trị đạo đức trong kinh doanh và đạo đức con người. Do đó, chúng tôi cam kết sẽ không có trường hợp gian lận trong xử lý để thu thêm phí của khách hàng. Mọi hoạt động sửa chữa, kiểm tra trên thiết bị của khách hàng đều được chúng tôi công khai trước sự chứng kiến của quý khách. Và "Không có dữ liệu, không tốn phí", tham khảo Bảng giá cứu dữ liệu của Võ Nguyễn.